Sửa chữa nhà có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không ? Xây dựng công trình và xin giấy phép xây dựng là vấn đề luôn gây băn khoăn cho các chủ đầu tư và người sử dụng đất, tuy nhiên không phải toàn bộ các công trình đều phải xin giấy phép. Vậy đối với trường hợp sửa chữa nhà để ở thì như thế nào ? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây mà Trung Nam Lộc chia sẽ nhé !
Nội dung chính
Sửa chữa nhà có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không ?
Giấy phép xây dựng là gì ?
Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp cho các chủ đầu tư nhằm thực hiện việc xây mới, sửa chữa, hoặc cải tạo di dời các công trình.
Mà theo đó việc cấp giấy phép phải đảm bảo Nhà nước có thể quản lý việc xây dựng theo quy hoạch, áp dụng và luôn tuân thủ các quy định của pháp luật hiện nay. ( bảo vệ môi trường cảnh quan, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc …)
>>> Xem thêm: Xin giấy phép xây dựng nhà để ở cần chuẩn bị gì ?
Sửa chữa nhà có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không ?
Nếu bạn là chủ nhà mới mua nhưng ngôi nhà cũ quá thấp, có tình trạng xuống cấp nặng và bạn muốn nâng nền nhà, lầu cao lên, để đảm bảo cho việc sinh hoạt lâu dài cho gia đình sau này. Nhưng bạn thắc mắc rằng không biết cần xin giấy phép xây dựng hay không. Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé !
Theo quy định tại khoản 2 điều 89 Luật xây dựng
“2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ”
Kết luận : Theo quy định như trên thì bạn không cần phải xin giấy phép xây dựng mới mà cần xin giấy phép sửa chữa cải tạo công trình.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty xây dựng cần chuẩn bị những giấy tờ gì ?
Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa cải tạo công trình gồm những gì ?
Đơn đề nghị cấp giấy phép
Bản sao hợp lệ của giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, công trình theo quy định
Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của hạng mục nhà ở muốn đề nghị sửa chửa cải tạo.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế Web
Thời gian xin giấy phép sửa chữa nhà
Sau khi cơ quan đã nhận đủ các hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu, bạn sẽ nhận giấy hẹn và chờ đến ngày để lấy kết quả xin giấy phép sửa chữa cải tạo. Theo đó thời gian chờ cấp giấy phép sửa chữa là 12 ngày.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ