Đôi nét về tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước. Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên. có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông.
Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hoà, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận.
Phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
Phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc.
Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân. Xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người. Đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.312.900 người dân, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.433 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4064 tỉ USD). GRDP bình quân đầu người đạt 59,74 triệu đồng (tương ứng với 2.595 USD). Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,14% ( số liệu theo thống kê năm 2018 ).
>>> Xem thêm: Cong ty kiem toan tinh Lam Dong.
Lịch sử phát triển tỉnh Lâm Đồng
Năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring).
Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị.
Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận.
Năm 1916, thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt, Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên.
Năm 1920, xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt. Phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng. Tỉnh lỵ đặt tại Di Linh, năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt.
Năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh.
Năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt. Thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (B’Lao) và Di Linh, tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt. Bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức.
Năm 1976, 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới. Gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.
Năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai. Chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương.
Năm 1986, chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Năm 1987, chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức Trọng và Lâm Hà.
Năm 1994, chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Năm 1999, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II.
Năm 2004, thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở tách 3 xã thuộc huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc huyện Lâm Hà.
Năm 2009, thành phố Đà Lạt được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cong-ty-kiem-toan-doc-lap-tai-lam-dong/
Văn hóa và du lịch tỉnh Lâm Đồng
“Văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế”. Đây là một trong những nội dung “trọng tâm” trong hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua. Muốn thế, “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại…” – (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII).
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 43 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, cư dân thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17% dân số, bao gồm các tộc người bản địa là Mạ, K’Ho, Chu Ru, M’Nông và S’Tiêng. Những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai một số biện pháp bảo vệ nhằm thực thi mục tiêu: đảm bảo khả năng tồn tại của di sản trong môi trường văn hóa – xã hội thích ứng, huy động được sự tham gia của cộng đồng chủ nhân di sản, góp phần làm thay đổi nhận thức và tự giác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Những kết quả tích cực cần ghi nhận và cổ súy, tuy nhiên, phía trước còn rất nhiều nhiệm vụ và giải pháp mà ngành chức năng và các địa phương tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả hơn.
Với thành phố Đà Lạt, hiện có 20 dân tộc đang sinh sống; trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số trên 7.300 người, chiếm 3,31%. Cộng đồng các dân tộc đan xen cư trú ở hầu hết 24 thôn và 225 tổ dân phố. Trong đó, đông nhất là dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, chủ yếu là dân tộc K’Ho với 814 hộ, 3.827 người, tập trung ở tổ dân phố Măng Lin, Phường 7 và các thôn 1, 2, 3, 5, 6 ở xã Tà Nung. Trên cơ sở bảo tồn, phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ngày 19/5/2017, UBND thành phố Đà Lạt ban hành Quyết định số 1671 về Đề án phát triển du lịch văn hóa bản địa trên địa bàn xã Tà Nung, định hướng đến năm 2025. Đề án hướng đến tổ chức trao truyền văn hóa thông qua mở các lớp dạy cồng chiêng và các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan gùi, ủ rượu cần, làm cung nỏ, trồng bầu hồ lô… Cùng đó là xây dựng điểm vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng và du lịch nông nghiệp xanh. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Dĩ nhiên thẳng thắn ghi nhận, kết thúc năm 2020, mốc cuối của giai đoạn 5 năm, nhiều nội dung chưa đạt được những kết quả như mong đợi.
Kinh tế tỉnh Lâm Đồng ngày nay
Lâm Đồng chủ yếu là một vùng nông nghiệp với rau, hoa ôn đới, chè và cà phê chất lượng cao. Nhưng để biến những lợi thế ấy phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội thì việc thúc đẩy công nghiệp Lâm Đồng hiện tại và xác định tầm phát triển trong tương lai được đặt ra như một yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên, phải khẳng định công nghiệp của Lâm Đồng có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Trên 9.133 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Vì vậy, hầu hết là doanh nghiệp quy mô nhỏ, tiềm lực kinh tế thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp. Tính liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng không cao.
Hơn nữa, do điều kiện địa lý, Lâm Đồng xa cảng biển và các thị trường tiêu thụ nên chi phí vận chuyển tăng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp cũng khó khăn, quỹ đất sạch để thu hút doanh nghiệp còn rất thiếu. Cũng chính từ điều kiện tự nhiên và tính chất riêng, Lâm Đồng xác định phát triển những ngành công nghiệp dựa trên lợi thế sẵn có, có khả năng cạnh tranh và hàng hóa có thể xuất khẩu. Đặc biệt, Lâm Đồng xác định phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển nông thôn, thúc đẩy các ngành thương mại và dịch vụ liên quan, từ đó chuyển dịch cơ cấu lao động. Phát triển công nghiệp – nông nghiệp song hành đòi hỏi giữ gìn môi trường trong đó cực kỳ quan trọng là việc đổi mới công nghệ theo hướng xanh, sạch.
Trong thời gian tới Lâm Đồng xác định phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm sau thu hoạch, các nhà máy chế biến quy mô lớn tại các vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao; công nghiệp chế biến rượu và nước trái cây cũng cần được chú ý; ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt chú ý tới dệt may từ sản phẩm lụa tơ tằm đặc sản Lâm Đồng cũng cần được đầu tư phát triển.
Công nghiệp Lâm Đồng bao gồm 3 ngành sản xuất chính:
+ Công nghiệp chế biến
+ Công nghiệp khai khoáng và khai thác vật liệu xây dựng;
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện – nước.
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN
Dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho tài sản.
Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá hồ sơ GDLK.
DỊCH VỤ Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành