Tìm hiểu về tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước.
Nội dung chính
Khí hậu tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC..
Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.
Lượng mưa trung bình đạt 1.450 – 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 – 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khi hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,v.v..có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế-xã hội nói chung.
>>> Xem thêm: Báo giá thuê kiểm toán độc lập tỉnh Vĩnh Long.
Đặc điểm địa hình tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
– Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ. .
– Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
– Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân – Hè Thu, lúa Hè Thu – Mùa)..
Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng có cao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m)..
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cong-ty-kiem-toan-doc-lap-tai-vinh-long/
Danh sách các huyện của Vĩnh Long
1 Thành phố Vĩnh Long
2 Thị xã Bình Minh
3 Huyện Bình Tân
4 Huyện Long Hồ
5 Huyện Mang Thít
6 Huyện Tam Bình
7 Huyện Trà Ôn
8 Huyện Vũng Liêm
Những địa điểm đẹp ở tỉnh Vĩnh Long
Cầu Mỹ Thuận – cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam
Nếu đến Vĩnh Long trên tuyến Quốc lộ 1A, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội tham quan cầu Mỹ Thuận. Vào thời điểm khánh thành vào năm 2000 thì đây là cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng với sự viện trợ của chính phủ Úc.
Cây cầu dài hơn 1.5km với thiết kế nổi bật nhờ hai tháp cầu hình chữ H. Dù xưa hay nay thì cầu Mỹ Thuận vẫn là điểm check-in ở Vĩnh Long nói riêng và toàn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Nói đi tham quan miền Tây mà chưa có tấm hình chụp chung cầu Mỹ Thuận thì chưa phải dân du lịch chính hiệu!
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-kiem-toan-tai-tra-vinh/
Chợ nổi Trà Ôn
Đặc sản miền Tây thì không thể thiếu chợ nổi. Tùy vào nếp sống của mỗi địa phương mà các khu chợ nổi sẽ mang các nét đẹp rất đặc trưng.
Dù quy mô không quá lớn như chợ nổi Cái Răng, cũng không quá tấp nập như chợ nổi Cái Bè nhưng chợ nổi Trà Ôn lại điểm chợ đầu mối quan trọng của vùng.
Đặc biệt hơn hết là các ghe bày bán hoa kiểng rực rỡ sắc màu.
Tọa lạc trên dòng sông Hậu hiền hòa, chợ nổi Trà Ôn bắt đầu nhộn nhịp từ tờ mờ sáng. Để thưởng thức trọn vẹn nhịp sống miền sông nước, bạn nên thức dậy thật sớm để bắt kịp những hoạt động của khu chợ như các ghe tàu bày bán hàng hóa, thức ăn sáng, cà phê…
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-tai-tien-giang/
Chùa Ông
Chùa Ông hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Thất Phủ Miếu, Hội Quán Phúc Kiến… Khi đặt chân đến chùa bạn sẽ rất dễ liên tưởng đến những công trình kiến trúc tại phố cổ Hội An bởi lẽ ngôi chùa này do một nhóm thợ người Hoa từ Phúc Kiến sang xây dựng.
Theo thời gian, ngôi chùa vẫn giữ được đường nét kiến trúc tinh xảo với mái ngói, cửa gỗ sơn son thép vàng, bên trong phần lớn là tượng Phật bằng gỗ… Chùa Ông không những đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân nơi đây mà còn là một trong những địa điểm check-in Vĩnh Long không thể bỏ lỡ
Lò gạch Mang Thít
Một trong những nghề truyền thống nổi tiếng ở Vĩnh Long chính là nghề gốm.
Dọc theo sông Cổ Chiên là làng gạch gốm dài hơn 30km, sự hiện diện của những dãy lò nung cao vút gợi lên nét đẹp trù phú, yêu lao động. Chính nhờ nghề gốm đỏ độc đáo, nơi đây còn được biết đến với tên gọi Vương quốc đỏ
Dù theo thời gian, sản lượng tiêu thụ gạch gốm đỏ đã giảm đáng kể nhưng bằng tình yêu nghề mãnh liệt và quyết tâm gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông, người dân trong vùng vẫn duy trì việc sản xuất và có sự chuyển hướng sang chế tác đồ dùng bằng gốm dùng để trang trí nội thất, chậu cây… Bên cạnh việc tham quan, chụp ảnh check-in, bạn còn có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm nghề gốm nữa đấy!
Nhà cổ cai Cường
Nếu bạn yêu thích không gian nhà xưa đặc trưng Nam Bộ thì hãy đến xã Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long để chiêm ngưỡng nhà cổ cai Cường. Hệt như trong những thước phim truyền hình, ngôi nhà toát lên dáng vẻ bề thế, cổ kính của một nhân vật quyền thế khi xưa.
Vào khoảng năm 1885, đại địa chủ của vùng là cai Cường cho khởi công căn nhà, hiện nay công trình này thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn. Theo năm tháng, nội thất bên trong vẫn được bảo quản rất tốt, các bức hoành phi, câu đối trạm trổ tinh xảo, tủ thờ, ghế, phản, cột nhà… đều được chế tác từ gỗ quý.
XEM THÊM:
Bao gia dich vu kiem toan doc lap.
Dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho tài sản.
Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành.
Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá.