Ngành kế toán kiểm toán
Kế toán – Kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Hiểu một cách đơn giản nhất, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức.
Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và nhiều tổ chức khác.
Trong khi đó kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nội dung chính
Ngành Kế toán Kiểm toán học những gì?
Sinh viên theo học ngành Kế toán – Kiểm toán được trang bị khối kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như: Tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, các kỹ năng chuyên môn cần thiết như: Đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán,…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống trong Kế toán – Kiểm toán,…Với nền móng kiến thức, cử nhân Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc năng động, hiện đại.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-tai-tien-giang/
Kiểm toán ra trường làm gì? Làm ở đâu?
Sinh viên học ngành Kế toán – Kiểm toán sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng,…
Kế toán trưởng; trưởng phòng kế toán; giám đốc tài chính – CFO; quản lý tài chính ở các tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; nghiên cứu viên; giảng viên; thanh tra kinh tế,…
Căn cứ vào mục đích kiểm toán có 3 loại
Kiểm toán hoạt động:
là việc KTV hành nghề, Doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị… Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang nặng tính chủ quan.
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Kiểm toán hoạt động phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.
Kiểm toán tuân thủ:
là việc KTV hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Ví dụ:
– Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vị;
– Kiểm toán của cơ quan nhà nước đối với DNNN, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN về việc chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán;
– Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với đơn vị sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Kiểm toán Báo cáo tài chính:
là việc KTV hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Công việc kiểm toán BCTC thường do các DNKT (DNKT) thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua. Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm 70 – 80% công việc của các DNKT.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ