Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Kon Tum
Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ – Triêng, Brâu, Rơ Măm … đến tụ cư, sinh sống, cùng với vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của vùng đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,…
Mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.
>>> Xem thêm: Cong ty dịch vu kiem toan uy tin tinh Kon Tum.
Tên gọi Kon Tum bắt đầu từ đâu?
Tên gọi “Kon Tum” bắt nguồn từ truyền thuyết của người Ba Na. “Kon Tum” nguyên là tên gọi của một làng người dân tộc Ba Na. Dịch từ tiếng Ba Na: “Kon” là làng; “Tum” là hồ nước. “Kon Tum”: có nghĩa là Làng Hồ. Khoảng trước năm 1800 thì chưa có tên gọi Kon Tum, vì làng ấy chưa xuất hiện.
Theo truyền thuyết của người Ba Na kể rằng: Bấy giờ trong vùng người Ba Na có làng Kon Trang or rất thịnh vượng, dân số rất đông. Giữa các làng thường có sự gây chiến đánh nhau. Vì thế, những người có thế lực trong làng Kon Trang or thường hay đem dân làng mình đi đánh phá dân các làng khác để cướp của và bắt người làm nô lệ và đem bán cho nơi khác. Trong số những người có thế lực ấy, có một người tên là Jaxi, vốn tính tình hiền lành, chân chất không muốn đi đánh nhau với thiên hạ nên bị bọn người kia thường xuyên uy hiếp. Jaxi có hai người con trai tên là Jơ Rông và Uông. Thấy bọn người kia hung dữ, nên hai con trai của Jaxi không muốn sống chung trong làng, muốn đi ở riêng nơi khác. Một hôm hai anh em Jơ Rông và Uông lập kế đánh nhau. Do đó bị dân làng đuổi ra khỏi làng. Jơ Rông và Uông vui mừng đi làm nhà ở riêng gần chỗ có những hồ nước cạnh sông Đăk Bla. Vùng đất nơi đây rất phì nhiêu và thuận lợi, nên dần dần có nhiều người theo chân đến cư ngụ và lập nên một làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó Kon Tum trở thành tên gọi của một làng mới của người Ba Na.
>>> Xem thêm: Thuê kiểm toán độc lập dịch vụ tỉnh KON TUM.
Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử
Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, đất rộng, người thưa. Các dân tộc tại chỗ gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ – Triêng, Brâu, Rơ Măm và Hrê . Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu.
Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này.
Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam – một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa.
Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo. Trong giai đoạn 1841 – 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum.
Năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum – Tây Nguyên. Bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc trong vùng, thực dân Pháp đã thôn tính Kon Tum và Tây Nguyên.
Năm 1893, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên. Song, việc cai quản này vẫn chỉ trên danh nghĩa, chưa được thực thi, mãi đến năm 1898, Pháp mới chính thức giao cho một Linh mục thừa sai người Pháp tên là Viallenton trực tiếp cai quản.
Ngày 25-7-1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Pleikou Derr, tỉnh lỵ đặt tại làng Pleikan Derr của dân tộc Gia Rai. Địa bàn tỉnh Pleikou Derr bao gồm các vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng, Ba Na, Gia Rai tách ra từ tỉnh Bình Định.
Ngày 12-6-1907, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ tỉnh Pleikou Derr. Toàn bộ đất đai của tỉnh này chia làm hai phần: một phần gọi là Đại lý Kon Tum (Kon Tum), cho sáp nhập trở lại tỉnh Bình Định và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định; một phần gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sáp nhập vào tỉnh Phú Yên và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Phú Yên.
Ngày 09-02-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).
Năm 1917, thực dân Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum.
Ngày 02-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 25-5-1932, tách đại lý Plei Ku ra khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Plei Ku (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Đến ngày 09-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Plei Ku. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hương là nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum. Theo thứ tự, các làng của tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau: Tân Hương (năm 1874); Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung Lương (năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925); Phước Cần (năm 1927); Lương Khế (năm 1927).
Ngày 03-12-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị xã Kon Tum, từ đó thị xã Kon Tum trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum. Theo thời gian, mảnh đất nơi đây không ngừng được mở rộng và phát triển. Ngoài các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu số vùng ven như các làng Kon Rờ Bàng, Kon M’nai, Chư Hreng, cũng nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thị trấn Kon Tum.
Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Plong và thị xã Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thị xã Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
Tháng 6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị. So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng không mấy thay đổi. Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là một công sứ người Pháp, bên dưới có các huyện, thường do tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi đến làng. Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở.
Về phía cách mạng, sau khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời không còn hoạt động; các tổ chức Đảng bị phân tán, thất lạc. Trong thời gian này, tỉnh Kon Tum dưới sự quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ.
Tháng 01-1947, thành lập Phân khu 15, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 9-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3-1950, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ ra nghị định, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia – Kon. Ban cán sự Gia – Kon ra quyết định thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2 (Đăk Tô); khu 3 (Kon Plong).
Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây.
Từ tháng 3-1952, Khu 3 (huyện Kon Plông) được chia làm hai huyện: Huyện Kon Plông Bắc (Bắc Kon Plông) gồm các xã Măng Cành, Đăk Long, Xã Hiếu (thuộc Mặt trận Miền Tây); huyện Kon Plông Nam (Nam Kon Plông) gồm các xã Đăk Rong, Đăk P’ne, Krem.
Tháng 02-1954, Kon Tum được hoàn toàn giải phóng. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ ký ngày 20-7-1954, tỉnh Kon Tum bước vào thời kỳ lịch sử mới.
Về phía địch, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ – Ngụy tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum – bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Kon Plong và Đăk Sút.
Ngày 27-6-1958: Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum gồm 4 quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Kon Plong, với 26 tổng, 120 xã. Tỉnh lỵ đặt tại xã Châu Thành, quận Kon Tum. Ngày 08-7-1958, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ra Nghị định phân chia quận Đăk Tô thành hai quận: quận Đăk Tô và quận Tu Mơ Rông.
Năm 1960, quận Kon Plong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận Toumơrông và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Kon Plong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Kon Plong không thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum.
Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông. Ngày 19-12-1964, Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà ra Sắc lệnh sáp nhập quận Chương Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vào tỉnh Kon Tum. Sau năm 1965, quận Đăk Sút bị ta tấn công tiêu diệt, bộ máy quận lỵ phải dời về đóng tại xã Đăk Chu thuộc quận Đăk Tô. Quận Tu Mơ Rông sau nhiều lần bị ta tấn công, uy hiếp nên địch giảm quận đặt thành Cơ sở Phái viên hành chính.
Tính đến ngày 13-8-1970, trong phạm vi quản lý của chính quyền Sài Gòn, toàn tỉnh Kon Tum có 2 quận: Kon Tum và Đăk Tô, 3 phái viên hành chính: Đăk Sút. Măng Bút và Chương Nghĩa.
Năm 1972, ta giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh, địch dời quận lỵ Đăk Tô về đóng lưu vong tại đèo Sao Mai (phía Đông Nam thị xã Kon Tum). Ngày 16-3-1975, tỉnh Kon Tum được hoàn toàn giải phóng, bộ máy chính quyền địch hoàn toàn bị xoá bỏ.
Về phía ta, thực hiện tinh thần Hiệp định Giơnevơ (1954), ta bàn giao địa bàn cho địch quản lý chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, dự lường trước những âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, bộ máy chính quyền cách mạng của tỉnh tổ chức hoạt động bí mật và tạm thời chia địa bàn tỉnh thành các khu (tương đương huyện) để phân công chỉ đạo, quản lý:
Khu 1: Từ Giá Vụt (Quảng Ngãi) lên đường 14
Khu 2: Từ giáp Sơn Hà (Quảng Ngãi) lên Vô Mơ Na
Khu 3: Từ giáp Quảng Nam (địa bàn phía đông đường 14) đến vùng Văn Lem.
Khu 4: Địa bàn phía Tây Đăk Glei
Khu 6: Từ Vô Mơ Na đến đến biên giới Lào, bắc giáp khu 3, nam giáp khu 1.
Khu 7: Tương đương với địa bàn huyện Sa Thầy hiện nay.
Đầu năm 1957, Ban cán sự Đảng tỉnh điều chỉnh lại địa bàn một số khu như sau: Cắt một phần phía Nam Khu 3 giáp với Khu 6 thành lập Khu 8; cắt một phần phía Đông Khu 1 thành lập Khu 9.
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (tháng 3-1960), Tỉnh uỷ quyết định giải thể các khu, thành lập các huyện và gọi theo mật danh các H. Cụ thể: Nhập Khu 1 với phần đất phía đông Khu 6 thành H16; nhập Khu 2 với Khu 9 thành H29; nhập Khu 8 với vùng giữa Khu 6 thành H80; Phần còn lại bắc Khu 3 (phía Đông đường 14) thành H30; Phần đất Khu 4 cũ (phía Tây đường 14) thành H40; nhập phía Tây Khu 6 với Khu 7 thành H67. Đến đầu năm 1961, khu vực thị xã Kon Tum được đặt tên theo mật danh là H5. Năm 1969, thành lập H9, phần đất H9 bao gồm khu dồn Kon Mong, Kon Kơ La, khu dồn Kon Hring, dinh điền Diên Bình, vùng Đăk Cang. Tháng 11-1970: Khu uỷ V quyết định thành lập Khu Yên Thế gồm phần đất hai huyện 30 và 40, trực thuộc hệ chỉ đạo chung của Khu A.
Tháng 4-1972, với chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh, ta giải phóng vùng đất đai rộng lớn ở khu vực phía Bắc tỉnh, để phù hợp với tình hình mới, Tỉnh uỷ quyết định giải thể H9, địa bàn H9 được phân chia về H80 và H16. Tháng 7-1972, Khu uỷ V quyết định chuyển Khu Yên Thế trở lại Kon Tum và trực thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh Kon Tum.
Ngày 29-10-1975, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra Quyết định sáp nhập hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Tỉnh lỵ đặt tại Thị xã Pleiku. Đến năm 1976, phần địa bàn tỉnh Kon Tum cũ tiếp tục sáp nhập các H thành 4 huyện, thị trực thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Theo đó: Sáp nhập H5 và một phần H67 thành thị xã Kon Tum; sáp nhập H80 và phần lớn H67 thành huyện Đăk Tô; sáp nhập H30 và H40 thành huyện Đăk Glei; sáp nhập H16 và H29 thành huyện Kon Plông. Ngày 10-10-1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 254-CP chia huyện Đăk Tô thành 2 huyện, gồm: Đăk Tô và Sa Thầy.
Ngày 12-8-1991, Quốc hội khoá VIII, Kỳ họp thứ 9 ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, tỉnh Gia Lai-Kon Tum được chia thành 2 tỉnh lấy tên là tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai. Khi chia tách, tỉnh Kon Tum có 5 đơn vị hành chính, gồm: Thị xã Kon Tum và 4 huyện: Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy và Kon Plông. Tỉnh lỵ đóng tại Thị xã Kon Tum.
Cùng với sự phát triển, một số huyện mới được thành lập: Ngày 15-10-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 316-HĐBT thành lập huyện Ngọc Hồi. Ngày 24-3-1994, Chính phủ ra Quyết định số 26-CP thành lập huyện Đăk Hà. Ngày 31-01-2002, Chính phủ ra Nghị định số 14/NĐ-CP chia huyện Kon Plong thành hai huyện: Kon Plong và Kon Rẫy. Ngày 09-6-2005, Chính phủ ra Nghị định số 76/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đăk Tô để thành lập huyện Tu Mơ Rông. Ngày 10-4-2009, Chính phủ ban hành Nghị định 15/NĐ-CP thành lập Thành phố Kon Tum. Ngày 11-3-2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 890/NQ-UBTVQH13: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sa Thầy để thành lập huyện Ia H’Drai
Qua quá trình chia tách, tính đến nay, tỉnh Kon Tum có 10 huyện, thành, gồm thành phố Kon Tum và các huyện: Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Ia H’Drai. Tỉnh lỵ đóng tại thành phố Kon Tum. Diện tích tự nhiên là 9.689,61 km2; dân số toàn tỉnh trên 583.480 người.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Cong ty kiem toan doc lap tinh GIA LAI.
Kiem toan bao cao tai chinh uy tin gia re tinh Gia Lai.