Cơ hội phát triển nghề kiểm toán

Cơ hội phát triển nghề kiểm toán

Nội dung chính

Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán là  xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toàn ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương ứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia kiểm toán thành nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.

Kinh tế khởi sắc
Kiểm toán

+ Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp số liệu kế toán các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do nhà nước cấp

+ Kiểm toán độc lập: là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Để trở thành một kiểm toán viên độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có các yêu cầu nhất định. Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), phải đăng ký hành nghề tại Bộ tài chính, không có tiền án, tiền sự và đảm bảo được tính độc lập.

+ Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vai trò của kiểm toán viên nội là giám sát việc thực hiện các hoạt động trong đơn vị nhằm phát hiện các sai sót, gian lận; giúp tư vấn cho các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/bang-gia-kiem-toan-tai-hau-giang/

Kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Cơ hội phát triển nghề kiểm toán

Kiểm tra nói chung và kiểm tra kế toán nói riêng được quan tâm ngay từ thời kỳ đầu xây dựng đất nước.Tuy nhiên trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế: Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô, đồng thời là người chủ sở hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm tra nói chung.

Năm 1957, lần đầu tiên Nhà nước ban hành chế độ sổ sách kế toán bao gồm gần 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước.Trong mỗi nhật ký đã kết hợp cả yêu cầu thông tin cho quản lý và yêu cầu kiểm tra hoạt động tài chính. Đây là dấu mốc đầu tiên thể hiện mục tiêu thể chế và thực hiện sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá công tác kế toán, kiểm tra đất nước để phục vụ cho yêu cầu quản lý của xí nghiệp và của Nhà nước

Năm 1967, Liên Bộ Thống kê và Tài chính đã ban hành chế độ ghi chép áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh và một loạt các chế độ về tài khoản kế toán .

Năm 1971, Nhà nước chế độ kế toán thống nhất, chế độ kế toán đã khá hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá được nâng cao.

Năm1988, Nhà nước ban hành pháp lệnh kế toán thống kê, nhằm đưa công tác kế toán vào kỷ cương, tăng cường pháp chế cho kế toán.

Năm 1989, trước nhu cầu biến đổi có tính chất cách mạng trong cơ chế quản lý kinh tế đất nước, sự thừa nhận một cách tất yếu khách quan nền sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường và một kiểu quản lý tài chính thích hợp với nó, chế độ kế toán mới ban hành cho chế độ kế toán trước đây.

Tuy nhiên, chế độ kế toán ban hành năm 1989 vẫn còn khoảng cách khá xa so với thông lệ quốc tế và có những điểm chưa bắt nhịp với cơ chế thị trường.

Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo cải cách kế toán. Tháng 2/1995 hệ thống kế toán tài chính doang nghiệp chính thức được ban hành.

Nhìn chung, chế độ kế toán đã phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Thể chế thông tin – kiểm tra bằng kế toán trong một cơ chế thị trường, cho họ yêu cầu quản lý Nhà nước, tài chính doanh nghiệp

Thể hiện sự phân biệt thông tin quản lý của kế toán so với các loại thông tin khác trong hệ thống thông tin kinh tế. Phục vụ cho sự quản lý thống nhất của Nhà nước về các lĩnh vực tài chính trong cơ chế mới, thể hiện tính chất thống nhất và tiêu chuẩn hoá cao về thông tin kế toán, phần nào đã tiếp cận được ngôn ngữ thông tin và những chuẩn mực quốc tế về kế toán.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cong-ty-dich-vu-kiem-toan-tai-kien-giang/

Cơ hội nghề nghiệp với sinh viên kiểm toán? – Cơ hội phát triển nghề kiểm toán

Với mức lương tốt và cơ hội phát triển nghề nghiệp, kiểm toán vẫn là một trong những ngành học thu hút sinh viên. Tuy nhiên đây lại là công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng làm việc dưới áp lực cao và đòi hỏi phải di chuyển khá nhiều.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 200 công ty kiểm toán độc lập, trong đó có chi nhánh của Big4 kiểm toán tại Việt Nam: Deloitte, Earnest&Young, PwC và KPMG. Bốn công ty nói trên có 2 đợt tuyển dụng trong năm: Kì thực tập (số lượng từ 40-70 mỗi Big) dành cho sinh viên năm ba, năm cuối hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng 1 năm các chuyên ngành kế-kiểm, tài chính,… và Kì tuyển dụng dành cho sinh viên đã tốt nghiệp và không giới hạn độ tuổi (từ 10-20 người/Big).

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc cho các công ty kiểm toán Việt Nam như: Công ty kiểm toán AASC, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C, Công ty TNHH Kiểm toán VACO,… Ngoài dịch vụ kiểm toán tài chính truyền thống, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như thuế,  tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro hoặc dịch vụ kế toán như hợp nhất báo cáo tài chính, ghi chép sổ kế toán, quản lý tài sản cố định… tại các công ty trên.

Ngoài ra, bạn có thể thi công chức trở thành kiểm toán viên nhà nước thông qua các kì tuyển dụng hoặc trở thành kiểm toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp…

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC

Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com

Hotline: 0349 528 127

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI:  0349 528 127   –   0867 004 821

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận