Xây dựng chiến lược định vụ thương hiệu là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, việc định vị thương hiệu đem lại hiệu quả kinh doanh hoặc đưa ra hướng phát triển tốt hơn. Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây về vấn đề Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu mà Trung Nam chia sẽ nhé!
Nội dung chính
Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Hiểu theo một cách đơn giản, Brand Positioning là quy trình định vị thương hiệu trong đầu khách hàng. Mà qua đó nó sẽ bao gồm và liên quan tới chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu hay cả tuyên ngôn định vị nữa.
Việc định vị thương hiệu nhằm để sở hữu một thị trường ngách cho một thương hiệu, một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng các chiến lược khác nhau về đối thủ, về phân phối bao bì, về giá cả, về quảng cáo…
Và cuối cùng là nhằm tạo ra những ấn tượng độc đáo trong tâm trí của khách hàng, Đồng thời thực hiện hàn gắn họ với những giá trị cụ thể mà thương hiệu tạo ra.
Thực tế định vị thương hiệu vẫn sẽ diễn ra cho dù doanh nghiệp có thực sự chủ động làm nó hay không bởi lẽ việc khách hàng nghĩ thế nào về bạn chính là định vị thương hiệu.
Nhưng bạn vẫn cần làm là một chiến lược định vị thông mình, một khả năng quản lý nhất quán để định vị không bị sai lệch qua thời gian.
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn phát triển thương hiệu
Xác định cách thương hiệu tự định vị
Xây dựng cách thương hiệu tự định vị chính mình ở thời điểm hiện tại là vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định đến việc tiến hành các bước sau. Bạn cần thấu hiểu rõ định vị hiện tại của mình để tiến tới phân tích đối thủ cạnh tranh đấy mới là hướng chính xác cần làm.
Để bắt đầu bạn cần phải xác định rõ mục tiêu của mình, đó chính là trả lời cho câu hỏi họ là ai? Sau đó, xác định sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị, và những điều khiến bạn khác biệt so với phần còn lại trên thị trường.
Cuối cùng, suy nghĩ về lời hứa của thương hiệu, chân dung và tính cách của brand đang sở hữu.
Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Khi bạn đã xác định được mục tiêu câu hỏi ban đầu, giờ là giai đoạn phân tích đối thủ cạnh tranh của thương hiệu, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường.
Những thông số thu về sẽ giúp xác định các chiến lược, mục tiêu và hành động cụ thể của doanh nghiệp.
Có một số các phương pháp khác nhau để nghiên cứu đối thủ, ví dụ:
Nghiên cứu thị trường: Ở bước này bạn cần nghiên cứu và xem đối thủ sử dụng những phương pháp nào trong quy trình sale; xác định rõ các đối thủ nặng ký trên công cụ tìm kiếm dựa vào các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn;…
Sử dụng Feedback của khách hàng: Tìm hiểu và hỏi thăm khách hàng, họ đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của đơn vị nào hay không
Sử dụng mạng xã hội: Tìm kiếm trên mạng xã hội những thông tin về ngành, lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Thấu hiểu các định vị của đối thủ
Nếu đã xác định rõ được vấn đề về đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn, thì bây giờ bạn cần thực hiện các công đoạn nghiên cứu kỹ hơn.
Bạn cần phân tích cách đối thủ định vị thương hiệu trên thị trường. Bao gồm: Sản phẩm và dịch vụ đối thủ đang cung cấp; điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ; chiến lược Marketing nào họ đang thực hiện thành công? Định vị hiện tại của họ trên thị trường
Xây dựng các điểm nổi bật của thương hiệu
Việc xác định các điểm khác biệt và nổi bật của thương hiệu so với đối thủ còn được gọi là xây dựng một thương hiệu.
Bên cạnh đó, bạn phải biết cách biến điểm yếu của đối thủ mà bạn đã nắm rõ ở phía trên thành điểm mạnh của thương hiệu mình. Đây là lúc mà điểm khác biệt của bạn sẽ lên tiếng.
Xây dựng tuyên ngôn về định vị
Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu bạn tới với khách hàng so với đối thủ.
Để xây dựng tuyên ngôn về định vị bạn cần xác định một số câu hỏi:
Đối tượng chân dung khách hàng là ai? Danh mục sản phẩm và dịch vụ là gì? Lợi ích lớn nhất mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại?
Bằng chứng về những lợi ích đó
Từ những câu hỏi tưởng chừng đơn giản trên, bạn sẽ tạo ra được một định vị tốt nhất cho thương hiệu của mình.
Kiểm tra hiệu quả
Sau cùng, bạn cần xác định lại sau khoảng thời gian nhất định nhằm kiểm tra lại định vị của thương hiệu.
Có thể trong giai đoạn đầu nó chưa đem lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng qua quá trình phát triển, nếu làm đúng, định vị này sẽ giúp thương hiệu tiến xa hơn.
Qua bài viết trên mà Trung Nam chia sẽ bạn có thể tham khảo và có thể áp dụng xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cho mình một cách tốt nhất và hiệu quả. Chúc các bạn thành công !
>> Xem thêm: Vệ sinh nhà xưởng trọn gói ở Tân An Long An
>>> Xem thêm: Thuê dịch vụ làm sạch sau xây dựng ở Bến Cát
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ