Thuế VAT là gì
Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là loại thuế phát sinh thường gặp khi bạn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Vậy thuế VAT là gì? Hãy cùng TNL Group tìm hiểu những thông tin về thuế giá trị gia tăng (VAT) mà bạn cần biết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Lịch sử hình thành luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên được Quốc hội Khoá IX, kì họp thứ 11 thông qua ngày 40.5.1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1999.
Mục tiêu của việc ban hành Luật là góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ phát triển, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước.
Phạm vi điều chỉnh của Luật là quan hệ thu nộp thuế giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế.
Luật phân biệt hai khái niệm: đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (Điều 2) và đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) (Điều 3). Luật cũng quy định rõ 26 đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế…, sản phẩm muối; thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được; dịch vụ y tế, tín dụng, quỹ đầu tư…
Thuế VAT hay Thuế Giá trị gia tăng là gì?

Thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị phát sinh của dịch vụ, hàng hóa trong các giai đoạn sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Thuế VAT không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ, sản phẩm mà chỉ áp dụng với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, sản phẩm đó.
Thuế VAT (Thuế giá trị gia tăng) có những đặc điểm tiêu biểu như sau:
Thuế VAT là một loại thuế gián thu bởi thuế VAT được thu vào khâu tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng nộp thuế VAT phải là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, còn người chịu thuế VAT sẽ là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.
Thuế VAT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp bởi nó nhằm vào tất cả các giai đoạn từ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm nhưng chỉ tính trên giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ.
Thuế VAT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập do nó được tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người đóng thuế tức người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế VAT phải trả trong giá mua so với thu nhập của họ sẽ giảm đi.
Thuế VAT thường được đánh theo nguyên tắc điểm đến bởi nó căn cứ vào thân phận cư trú của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà không dựa vào nguồn gốc tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Quyền đánh thuế VAT thuộc về quốc gia nơi mà hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ được sản xuất ra.
Thuế VAT có phạm vi điều tiết rộng bởi nó đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. Số lượng các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế VAT theo thông lệ quốc tế thường rất ít.
Vai trò của thuế VAT trong nền kinh tế

Thuế VAT đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, hỗ trợ đắc lực cho nhà nước quản lý kinh tế, cụ thể như sau:
Các loại thuế trực thu được quản lý chặt chẽ, rõ ràng hơn, không cần phải đi sâu xem xét hay phân tích về tính hợp lý của thuế.
Tạo ra nguồn thu ổn định vào ngân sách nhà nước.
Chống thất thu thuế hiệu quả.
Thuế VAT có tác dụng bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa khi thuế VAT hàng nhập khẩu tăng.
Nâng cao tinh thần tự giác, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
Đảm bảo sự đơn giản, rõ ràng và thuế VAT thường có ít thuế suất.
Giúp cho việc hạch toán kế toán trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có chứng từ, hóa đơn rõ ràng.
Khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới.
Tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam.
Những đối tượng chịu thuế VAT là ai ?
Những người/tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đều phải nộp thuế VAT. Cụ thể như sau:
Đối tượng chịu thuế VAT: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng vào trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự tác động của 1 trong 3 hành vi đó là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản hơn, đối tượng chịu thuế VAT là những tổ chức, hàng hóa có phát sinh những dịch vụ tăng thêm bởi hành vi tác động của đối tượng chịu thuế.
Thuế VAT chiếm bao nhiêu phần trăm trong dịch vụ hàng hóa?
Điều 4, Điều 9, Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC đã quy định thuế suất thuế VAT là 10% với hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, nếu bạn mua một chiếc tivi, tủ lạnh, bạn sẽ thấy trong hóa đơn có dòng “Thuế VAT” đi kèm đó là 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó.
Dịch vụ vệ sinh Trung Nam xin chúc quý khách thật nhiều sức khỏe và thành công
DỊCH VỤ VỆ SINH TRUNG NAM
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ!