Đã bao giờ bạn nhầm lẫn về 2 khái niệm giữa nhãn hiệu và thương hiệu chưa? Đã có nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về chúng, tuy nhiên thực tế chúng khác nhau về sự hữu hình, giá trị, cách tiếp cận… Hãy cùng Trung Nam theo dõi qua bài viết dưới đây nhằm Phân biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu là thế nào nhé!

Nội dung chính
Phân biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu ?
Khái niệm
Thương hiệu
Thương hiệu hay còn được gọi là brands theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt mà qua đó bạn có thể nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau được định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
Một đơn vị là nhà sản xuất chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu, ví dụ thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Comfort, Omo…
Có thể hiểu theo cách sau, nhãn hiệu thực tế là dấu hiệu nhằm giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị này với hàng hóa, dịch vụ của đơn vị khác; trong khi đó, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố tạo nên danh tiếng cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Như vậy, qua định nghĩa trên bạn có thể thấy nhãn hiệu chỉ là một yếu tố cấu thành của thương hiệu, hình thành nhãn hiệu là một trong những bước đệm đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn phát triển thương hiệu

Phân biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu ?
Sự khác nhau về tính hữu hình
Thông thường nhãn hiệu sẽ được nhận biết thông qua các giác quan như là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Còn xét về thương hiệu, nó lại khác, không hẳn là hữu hình cũng không nhận diện như nhãn hiệu. Một sản phẩm có thương hiệu tức là đã tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…
Về cách tiếp cận và bảo hộ:
Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Và thông qua thủ tục đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và sau khi đăng kí, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.
Ngược lại với nhãn hiệu, thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật và không được pháp luật bảo hộ.
Có thể thấy một người tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không hẳn phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm.
Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng đủ lớn người tiêu dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.
Về giá trị
Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng kí trở thành tài sản và có thể được định giá, Ngược lại thì thương hiệu được hình thành từ cả một quá trình lâu dài vì thế không thể đánh giá như thế được.
Một nhãn hiệu nổi tiếng vẫn có thể bị bắt chước nhằm gắn lên sản phẩm của mình với thương hiệu thì không, bởi nó bao hàm nhiều yếu tố và được cảm nhận bởi chính mỗi người tiêu dùng.
Về sự hình thành
Nhãn hiệu chỉ cần đăng ký với một dấu hiệu nào đó để nhận biết đơn giản.
Còn để hình thành nên thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động rất lâu năm nhưng vẫn không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình.
Về tính lâu bền
Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp; khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt tồn tại. Nhưng thương hiệu thì có thể tồn tại mãi mãi ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại.
Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là do đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm còn tích cực thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó.
Qua bài viết trên mà Trung Nam chia sẽ là tất cả những yếu tố khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu mà bạn có thể quan tâm, ngoài ra để biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích khác hãy cùng theo dõi các bài viết khác mà chúng tôi chia sẽ nhé!
>> Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh nhà xưởng ở TPHCM
>>> Xem thêm: Công ty vệ sinh công nghiệp ở Nhơn Trạch Đồng Nai
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ