Ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có rút tiền được

Ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có rút tiền được

Gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là hình thức đầu tư an toàn, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Vậy gửi tiền vào ngân hàng có thực sự an toàn tuyệt đối? Nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền?

Nội dung chính

Ngân hàng thương mại là gì ?

Ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có rút tiền được
Ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có rút tiền được

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

Ngân hàng có phá sản được không ?

Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án.

Tại Luật Các tổ chứ tín dụng 2010, nước ta cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Trên thực tế, ở Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng nào phá sản. Bởi để một ngân hàng phá sản là điều khá khó khăn. Ngay khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì phía ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.

Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền ?

Nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.

Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.

Trong đó, Điều 4 Luật này giải thích:

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Theo đó, nếu ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.

Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người lao động. Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

Trung Nam Lộc Group

Trung Nam Lộc Là tập đoàn đa ngành nghề chuyên cung cấp các gói dịch vụ: tư vấn chiến lược kinh doanh; Khảo sát thị trường; Tư vấn chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp; Xây dựng; Môi giới bất động sản, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh văn phòng, vệ sinh kho xưởng, vệ sinh chung cư, vệ sinh trường học, vệ sinh bệnh viện … chuyên nghiệp.

Dịch vụ thế mạnh của Trung Nam Lộc Group

Dịch vụ vệ sinh Trung Nam xin chúc quý khách thật nhiều sức khỏe và thành công

DỊCH VỤ VỆ SINH TRUNG NAM

Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com

Hotline: 0349 528 127

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI:  0349 528 127   –   0867 004 821

 CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ!

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận