Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức
Năm 2025 người lao động được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Nghỉ tết thì doanh nghiệp sử dụng lao động có phải đóng tiền tham gia bảo hiểm xã hội hay không, cách tính lương cho anh em công nhân viên thế nào?… Cùng TRUNG NAM LỘC Tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.
Nội dung chính
Lịch nghỉ Tết năm 2025 Dương lịch
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch). Đồng thời, căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 13 Luật Viên chức 2010 thì cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có lịch nghỉ Tết 2025 Dương lịch là 01 ngày (thứ tư ngày 01/01/2025 dương lịch nhằm ngày mồng 2 tháng Chạp âm lịch).
>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoancaf.com/nhung-cong-ty-dich-vu-ke-toan-uy-tin-quan-tan-phu.html
Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2025
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tết Âm lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày.
Ngày 26/11/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về nghỉ Tết 2025 âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Theo đó, lịch nghỉ Tết 2025 âm lịch của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như sau:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội:
Được nghỉ từ 25/1/2025 – 2/2/2025 dương lịch (nhằm thứ 7, 26 tháng Chạp đến hết chủ nhật, mùng 5 tháng Giêng).
Đối với người lao động:
Khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán như cán bộ, công chức (tức sẽ được nghỉ từ 25/1 – 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ lịch nghỉ Tết 2025 âm lịch như sau:
++ Một là nghỉ 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ (Tức 28/1/2025-1/2/2025 dương lịch).
++ Hai là nghỉ 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ. (Tức 27/1/2025-31/1/2025 dương lịch).
++ Ba là nghỉ 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ. (Tức 26/1/2025-30/1/2025 dương lịch)
Như vậy, theo lịch nghỉ Tết 2025 âm lịch, người cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ được nghỉ 9 ngày liên tục từ 25/1/2025 – 2/2/2025 dương lịch (nhằm thứ 7, 26 tháng Chạp đến hết Chủ nhật, mùng 5 tháng Giêng).
Đối với người lao động bình thường thì tùy vào lịch nghỉ chính thức của doanh nghiệp công ty, tuy nhiên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết nêu trên.
Nghỉ lễ tết thì có tính lương hay không? Cách tính lương cho an hem lao động thế nào cho đúng với quy định hiện nay
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
– Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
– Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
– Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
– Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Do đó, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết không bao gồm các khoản như: Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại,…
Cách tính lương ngày nghỉ lễ trong trường hợp người lao động đi làm
Căn cứ vào điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian vào ngày nghỉ, lễ tết.
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường |
x |
300% |
x |
Số giờ làm thêm |
Trong đó, kế toán công ty cần chú ý,
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định như sau:
- Được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm)
- Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm)
Tiền lương thực trả nêu trên không bao gồm:
- Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm vào ngày nghỉ, lễ tết.
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
300% |
x |
Số sản phẩm làm thêm |
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức công việc đã thỏa thuận.
TRUNG NAM LỘC.