Kiến thức cần có khi làm kế toán thuế trong công ty chăn nuôi
Lĩnh vực chăn nuôi, hợp tác xã chăn nuôi, nông nghiệp, thủy sản xuất khẩu là một thế mạnh của nước ta chính vì thế những năm gần đây các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tốt và liên tục XUẤT siêu mang lại nguồn ngoại tệ lớn, Song hành với quá trình phát triển thì tài chính – kế toán trong công ty chăn nuôi cũng là một bộ phận quan trọng phụ trợ giúp công ty phát triển mạnh mẽ.

Nội dung chính
Đặc điểm chung của các công ty sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản
Công ty sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hoạt động trong một môi trường đa dạng với nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác nhau. Do tính chất thời vụ và sự phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng của các loài, việc tính toán giá thành sản phẩm thường được thực hiện theo chu kỳ hoặc vào cuối năm.
Nguyên liệu chính sử dụng bao gồm cây giống, con giống, hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin, và đồ bảo hộ lao động. Cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng, bao gồm:
Trồng trọt: Chúng tôi sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch, và cây ăn quả.
Nuôi trồng thủy hải sản: Chúng tôi chuyên sản xuất tôm, cá, và cua.
Chăn nuôi: Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăn nuôi gia súc và gia cầm, bao gồm việc nuôi heo và gà.
>>> Xem thêm: Kiến thức tổng quan khi làm kế toán doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nông sản.
Nghiệp vụ kế toán trong công ty chăn nuôi
Đặc điểm nghiệp vụ kế toán trong công ty chăn nuôi là một quy trình phức tạp, yêu cầu sự tổ chức và chính xác. Quản lý nguyên liệu được phân chia thành 4 nhóm theo quy định, và việc bảo quản phải liên quan chặt chẽ đến thời hạn sử dụng.
Mua hàng: việc tiếp nhận nguyên liệu từ các nguồn khác nhau như các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoặc các nhà máy khác đặt ra một loạt thách thức.
Sản xuất: việc lập lệnh sản xuất và kiểm tra nguyên liệu đầu vào là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Thành phẩm không đạt chất lượng sẽ phải được xử lý một cách chính xác để tránh lãng phí nguyên vật liệu.
Bán hàng: việc quản lý doanh số và số lượng hàng hóa theo từng nhóm khách hàng, cùng với việc thiết lập chính sách giá và chính sách khuyến mãi là những yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa doanh thu và mối quan hệ với khách hàng.
Công nợ: là một phần không thể thiếu trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là khi khách hàng thường lấy hàng trước và thanh toán sau. Điều này đòi hỏi sự cẩn trọng và minh bạch trong việc ghi nhận và quản lý tình trạng công nợ.
>>> Xem thêm: làm kế toán thuế và tổng hợp trong công ty thuỷ sản xuất khẩu như cá tra, tôm, mực.
Hạch toán kế toán trong DN chăn nuôi nông nghiệp thủy hải sản, nông sản cập nhật mới nhất hiện nay
Khi các bạn mua giống vật nuôi hạch toán như sau
Khi các bạn mua heo giống về nuôi thì các bạn tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 154.
Nợ Tk 1331.
Có Tk 112, 111, 331.
Khi các bạn mua thực phẩm, thuốc, vacsin ….. để phục vụ cho việc chăn nuôi các bạn hạch toán như sau
Nợ tài khoản 152.
Nợ Tk 133.
Có Tk 111, 112, 331.
Sau đó các bạn xuất thực phẩm để cho ăn thì các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 621
Có TK 152
Khi các bạn mua công cụ dụng cụ để phục vụ chăn nuôi như: máng cho ăn, máng uống nước, bình uống nước …. Các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 152
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331
Chi phí nhân công chăn nuôi các bạn hạch toán chi phí vào từng bộ phận tương ứng
Nợ TK 641,642, 622.
Có TK 334.
Khi thanh toán lương công nhân viên các bạn hạch toán như sau:
Nợ Tk 334
Có TK 111, 112 ….
Chi phí điện nước của bộ phận trang trại chăn nuôi
Nợ TK 627.
Nợ Tk 1331.
Có TK 111, 112, 331 …
Cuối kỳ các bạn tập hợp chi phí như sau để xác định chi phí dở dang từ đó xác định giá vốn kinh doanh
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622 – Nhân coong truc tiep.
Có TK 627 Chi phí sản xuất chung: Điện nước, khấu hao chuồn trại ….
Những vấn đề lưu ý về thuế giá trị gia tăng
Thuế suất GTGT đối với hàng nông sản
Theo Khoản 1, Điều 4, Khoản 5, Điều 5 và Khoản 5 Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về thuế suất đối với hàng nông sản (gồm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản) được áp dụng như sau:
Các sản phẩm nông sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và sơ chế: thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Hàng nông sản sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại: Thuộc các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Sản phẩm nông sản sơ chế thông thường bán cho các đơn vị, cá nhân khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại: Chịu thuế suất 5%.
Khó khăn của kế toán trong công ty chăn nuôi
Trong ngành chăn nuôi, các kế toán thường phải đối mặt với những thách thức phức tạp, từ việc quản lý chi phí sản xuất đến kiểm soát tồn kho và xử lý các vấn đề pháp lý và thuế liên quan đến hoạt động chăn nuôi. Dưới đây là một vài khó khăn mà kế toán chăn nuôi thường phải đối mặt:
Khó khăn trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung thường là thách thức đối với nhiều kế toán. Việc này bao gồm phân bổ chi phí như nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phụ. Sự khó khăn này có thể dẫn đến mất thời gian, công sức và sai lệch trong việc tính toán giá thành sản phẩm.
Quản lý nhập, xuất và tồn kho hàng hóa là một thách thức khác mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Việc không quản lý được hàng hóa theo nhiều đơn vị tính có thể dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức và số liệu không chính xác.
Kế toán thường dễ sai sót khi kê khai nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt là trong việc thống kê và kê khai thuế đầu vào cho các nguyên vật liệu không có hóa đơn từ các hộ dân. Sai sót này không chỉ tốn thời gian mà còn có thể dẫn đến việc tính toán thuế không chính xác.
Việc không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của nguyên vật liệu thường dẫn đến đình trệ trong quá trình sản xuất, đặc biệt là đối với những nguyên vật liệu hiếm hoặc theo mùa vụ.
Không đối chiếu được chênh lệch giữa nguyên vật liệu thực tế sử dụng và định mức ban đầu có thể tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Khó khăn trong việc áp dụng và theo dõi chính sách bán hàng cho các nhóm khách hàng khác nhau có thể dẫn đến bán hàng với giá sai, làm giảm uy tín của doanh nghiệp và gây ra sai lệch trong doanh thu.
Lưu ý khi làm về kế toán chăn nuôi
Trong quá trình thực hiện kế toán cho ngành chăn nuôi, các nhân viên kế toán cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
Kế toán chi phí chăn nuôi yêu cầu phải được thực hiện một cách chi tiết cho từng hoạt động chăn nuôi, bao gồm chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn, và các nhóm hoặc loại gia súc, gia cầm khác.
Sổ sách chi tiết phải được mở riêng cho súc vật con sau khi tách mẹ, bao gồm cả súc vật cơ bản và súc vật nuôi lớn, để theo dõi giá thành thực tế của từng loại.
Khi súc vật cơ bản được chuyển thành súc vật nuôi lớn hoặc nuôi béo sau khi đào thải, giá trị còn lại của chúng sẽ được hạch toán vào tài khoản 154.
Trong ngành chăn nuôi, các đối tượng tính giá thành bao gồm 1kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, và giá thành 1 ngày/con chăn nuôi.