Hướng dẫn hạch toán bút toán công ty mẹ đầu tư vào công ty con

Hướng dẫn hạch toán bút toán công ty mẹ đầu tư vào công ty con

Công ty mẹ góp vốn đầu tư vào công ty con thì cần hạch toán các bút toán thế nào? NHững vấn đề cần lưu ý khi góp vốn thành lập công ty là gì? … Cùng TRUNG NAM LỘC tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Hướng dẫn hạch toán bút toán công ty mẹ đầu tư vào công ty con
Hướng dẫn hạch toán bút toán công ty mẹ đầu tư vào công ty con

Nội dung chính

Đầu tư dưới hình thức góp vốn

Hình thức góp vốn bằng tiền: căn cứ vào số tiền đầu tư và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, kế toán hạch toán:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con/ Có TK 111, 112. 

>>> Xem thêm: Cách xử lý khi chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty

Hình thức góp vốn bằng hàng tồn kho, tài sản cố định: các bên tiến hành đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn và ghi nhận như sau:

Nợ TK 221 (Đầu tư vào công ty con)

Nợ TK 214 (Hao mòn tài sản cố định)

Nợ TK 811 (nếu giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có TK 152, 153, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)/ Có TK 211, 213, 217 (nếu góp vốn bằng tài sản cố định, bất động sản đầu tư)/ Có TK 711 (nếu giá trị đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ). 

Đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp

Hình thức thanh toán nghiệp vụ mua lại phần vốn góp rất đa dạng, kế toán bên mua cần xác định đúng bản chất nghiệp vụ phát sinh để hạch toán. Các chi phí liên quan đến hợp nhất kinh doanh như chi phí tư vấn pháp lý, chi phí thẩm định giá,…bên mua hạch toán tăng giá trị khoản đầu tư vào tài khoản đầu tư vào công ty con:

Nợ TK 221/ Có TK 111, 112, 331. 

Với những nghiệp vụ thực hiện như nhượng bán tài sản cố định, bán hàng hóa dịch vụ, kế toán cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thuế về hóa đơn và thuế GTGT.

Cổ tức, lợi nhuận được chia

Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia, kế toán ghi nhận

Nợ TK 1388: Phải thu khác

Có TK 515:

Khi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia, kế toán hạch toán:

Nợ TK 111,112,

Có TK 1388: Phải thu khác. 

>>> Xem thêm: Kế toán thuế tổng hợp tất cả các phần hành

Thanh lý 1 phần/toàn bộ khoản đầu tư vào công ty con

Khi thực hiện thanh lý 1 phần/toàn bộ khoản đầu tư, quyền kiểm soát của bên đầu tư với bên được đầu tư sẽ thay đổi, có thể dẫn đến làm chuyển từ hình thức đầu tư vào công ty con thành công ty liên doanh, liên kết, hoặc trở thành đầu tư thường. Kế toán căn cứ vào mối quan hệ được thiết lập mới và điều kiện ghi nhận các khoản đầu tư để hạch toán.

Nợ TK 111,112,…

Nợ TK 222: trở thành công ty liên doanh, liên kết

Nợ TK 228: đầu tư khác (trở thành đầu tư thường)

Nợ TK 635: chi phí tài chính, nếu lỗ

Có TK 221: giá trị ghi sổ của khoản đầu tư

Có TK 515: doanh thu tài chính, nếu lãi

Giải thế công ty con, sáp nhập vào công ty mẹ

Khi giải thể công ty con, sáp nhật toàn bộ vào công ty mẹ, kế toán ghi giảm toàn bộ giá trị của khoản đầu tư vào công ty con và ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập

Nợ TK phản ánh tài sản: theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập

Nợ TK 635: chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị ghi sổ của khoản đầu tư với giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả nhận sáp nhập

Có TK phản ánh nợ phải trả: theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập

Có TK 221: giá trị ghi sổ

Có TK 515: chênh lệch lớn hơn giữa giá trị ghi sổ của khoản đầu tư với giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả nhận sáp nhập.

Thời hạn góp vốn là bao lâu?

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, thời gian góp vốn điều lệ đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như sau:

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/khach-hang-khong-lay-hoa-don-ban-le-thi-xu-ly-nhu-the-nao/

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, thời gian góp vốn điều lệ đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định như sau:

Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

Đối với công ty cổ phần

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, thời gian góp vốn của công ty cổ phần được quy định như sau:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Mức xử phạt đối với hành vi góp không đủ vốn điều lệ trong thời hạn là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi góp không đủ vốn điều lệ trong thời hạn được quy định như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng như không giới hạn mức vốn điều lệ tối đa khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghê kinh doanh có điều kiện hoặc ngành nghề đặc thù thì cần đáp ứng yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ thì sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định.

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận