Hướng dẫn chỉnh sổ sau quyết toán thuế mới nhất năm 2024

Hướng dẫn chỉnh sổ sau quyết toán thuế mới nhất năm 2024

Sau quyết toán thuế công ty thường sẽ có nhiều vấn đề cần bổ sung và chỉnh sửa như chỉnh kho, giá vốn, tài sản cố định, loại chi phí, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp có điều chỉnh …. Vậy dựa vào kết quả sau kiểm tra các bạn kế toán thuế sẽ tiến hành chỉnh lại sổ sách theo đúng quy định hiện hành thế nào …. Cùng TRUNG NAM LỘC tìm hiểu chi tiết nhất nhé.

Hướng dẫn chỉnh sổ sau quyết toán thuế mới nhất năm 2024
Hướng dẫn chỉnh sổ sau quyết toán thuế mới nhất năm 2024

Nội dung chính

Điều chỉnh thuế GTGT và thuế TNDN sau quyết toán thuế căn cứ theo kết quả kiểm tra thuế cuối cùng

Sau quyết toán, nếu doanh nghiệp sai sót làm tăng thuế TNDN phải nộp, hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì khi nhận văn bản kết quả quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán như sau:

Nếu năm trước doanh nghiệp đang lỗ (Số dư Nợ 4211):

Nợ TK 811. 

Có TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm/Có TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp thêm.

Chi phí này sẽ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN và được ghi lên chỉ tiêu [B4] ‘’Các khoản chi kh ông được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế’’ của tờ khai thuế TNDN.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế mới nhất

Nếu năm trước doanh nghiệp đang lãi (Số dư Có 4211):

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên:

Nợ TK 4211

Có TK 3334: Số thuế TNDN bị truy thu + Có TK 33311: Số thuế GTGT nộp thêm sau quyết toán.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cach-hach-toan-nghiep-vu-giam-thue-mien-thue/

Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Phải có biên bản họp hội đồng thành viên, nếu các thành viên chấp nhận được tính vào lợi nhuận năm trước thì hạch toán:

Nợ TK 4211;

Có TK 33311, TK 3334.

Nếu các thành viên không chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà để lợi nhuận chia cổ tức thì xử lý: Nợ TK 811/ Có TK 33311, TK 3334.

Trường hợp làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ không dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì hạch toán: Nợ TK 4211 + Có TK 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ bị giảm.

Trường hợp làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ:

Nợ TK 33311: Số thuế GTGT được khấu trừ tăng;

Có TK 4211: Lợi nhuận tăng do giảm chi phí.

Trường hợp làm giảm số thuế GTGT đầu ra

Nợ TK 33311: Số thuế GTGT được giảm + Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

>>> Xem thêm: Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Điều chỉnh thuế TNCN sau quyết toán thuế

Khi bị truy thu thêm tiền thuế TNCN, thì doanh nghiệp xác định khoản tiền thuế TNCN này sẽ do người lao động trả hay do công ty trả.

Nếu do nhân viên trả và được khấu trừ vào lương của kỳ này thì hạch toán: Nợ TK 334 – Khấu trừ số truy thu vào lương nhân viên/ Có TK 3335: Số thuế TNCN bị truy thu.

Nếu số thuế THU NHẬP CÁ NHÂN bị truy thu sẽ do công ty trả thì hạch toán giống với phần thuế GTGT và thuế TNDN, cụ thể: Nếu doanh nghiệp đang có số dư Nợ 4211 thì hạch toán:

Nợ TK 811;

Có TK 3335.

– Nếu doanh nghiệp đang có số dư Có 4211 (lãi) và ở công ty cổ phần và công ty TNHH 2 TV trở lên các thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước thì hạch toán:

Nợ TK 4211;

Có TK 3335.

Hạch toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước

Khi nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước bạn hạch toán:

Nợ TK 33311: Số thuế GTGT bị truy thu;

Nợ TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm;

Nợ TK 3335: Số thuế TNCN bị truy thu;

Có TK 1111/112: Số tiền nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.

Khi giảm số thuế GTGT được khấu trừ thì ngoài hạch toán trên sổ sách doanh nghiệp phải điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và nhập vào chỉ tiêu 37 – ‘’điều chỉnh tăng’’ của tờ khai thuế GTGT hiện tại khi có kết quả thanh tra, kiểm tra.

Phạt hành chính về thuế là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do các tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm. Theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn phải bị xử phạt theo quy định.

Trong đó, các khoản thu khác bao gồm các khoản tiền sau:

– Sử dụng đất;

– Thuê đất, thuê mặt nước;

– Cấp quyền khai thác khoáng sản;

– Cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

– Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

– Cổ tức, lợi nhuận được chia phần vốn Nhà nước đầu tư tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn như sau:

“Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do các tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

05 Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất 2023

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, cụ thể:

(1) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp sau:

Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống CNTT được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng (quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

(2) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp thuế đối với các trường hợp sau:

Người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan Thuế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, công ty.

Trừ trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp chưa phát hiện sai sót trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.

(3) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp

Doanh nghiệp khai sai và đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan Thuế công bố quyết định thanh, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan Thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp hoặc trước khi các cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.

(4) Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với trường hợp sau:

– Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn;

– Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

(5) Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp: Trong thời hạn người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

Các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Bên cạnh 05 trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn thì còn một số trường hợp vi phạm nhưng không ra quyết định xử phạt. Dưới đây là các trường hợp sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 125 quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế, cụ thể:

(1) Các trường hợp được quy định tại Điều 9 Nghị định 125 (05 trường hợp được nêu trên);

(2) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

(3) Đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định 125 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại Luật Xử phạt vi phạm hành chính;

(4) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết hoặc mất tích; tổ chức vi phạm đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét quyết định xử phạt (trừ trường hợp được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định 125)

Căn cứ xác định cá nhân đã chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

(5) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp (1), (2), (3), (4) thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có).

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Các chi phí phạt hành chính và truy thu các khoản thuế sau quyết toán có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN không

Theo quy định về các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN thì các khoản truy thu và phạt vi phạm hành chính về kế toán, thuế đều KHÔNG được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty bạn cho những năm tiếp theo.

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận