Goodwill và phương pháp tính
Goodwill (Lợi thế thương mại) là một loại tài sản vô hình, do giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp đem lại. Vì là một loại tài sản vô hình do đó goodwill không thể được định giá một cách chính xác. Lợi thế thương mại là một trong những khái niệm thường được nhắc đến trong các giao dịch M&A và hợp nhất Báo cáo tài chính.
Trên thực tế, lợi thế thương mại rất khó để tính toán vì có những phần tải sản vô hình mà chúng ta không thể ước tính được. Nhưng theo mặt kế toán, lợi thế thương mại sẽ được tính theo công thức sau:
Goodwill = ( C+ NCI + FV ) – NA
Trong đó:
Goodwill là lợi thế thương mại của doanh nghiệp.
C là khoản tiền trả để mua lại công ty con
NCI là khoản tiền của lợi ích cổ đông không kiểm soát
FV là giá trị hợp lý của lợi ích cổ đông trước đó
NA là tài sản có thể xác định ròng.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/thue-tai-chinh-va-cach-hach-toan-tai-san-co-dinh-thue-tai-chinh/
Goodwill trong kế toán là gì?
Trong kế toán, lợi thế thương mại chính là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định của một công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ. Giá trị của lợi thế thương mại sẽ được thể hiện trong bảng cân đối kế toán. Một số yếu tố cấu thành nên lợi thế thương mại có thể kể đến như:
- Thương hiệu của doanh nghiệp
- Data khách hàng
- Sự tín nhiệm của khách hàng
- Quan hệ với đối tác, khách hàng
- Các sản phẩm, dịch vụ độc quyền.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cach-hach-toan-tai-san-thue-hoat-dong-moi-nhat/
Ý nghĩa của Goodwill trong doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm bán cho doanh nghiệp khác.
Với các doanh nghiệp phải bán đi, giá trị của lợi thế thương mại trong một giao dịch càng lớn điều đó chứng tỏ giá trị của doanh nghiệp càng cao -> đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp mua lại, họ bỏ ra khoản tiền lớn hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp để tham gia và giao dịch, họ coi khoản tiền chênh lệch đó chính là chi phí bỏ ra để mua lại lợi thế, tiềm năng với hi vọng thu lại khoản lợi nhuận lớn trong tương lai.
Lợi thế thương mại có thể có giá trị âm hoặc dương. Nếu giá trị thương mại dương chứng tỏ bên bán đã bán doanh nghiệp với giá tốt. Nếu giá trị thương mại âm đồng nghĩa với việc bên mua đã mua được doanh nghiệp với giá tốt.
Hạch toán lợi thế thương mại
Hướng dẫn hạch toán bên có và nợ lợi thể thương mại: Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại (goodwill) trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số lũy kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước(số LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ trước)
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo)
Có Lợi thế thương mại (LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ báo cáo)
Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Lợi thế thương mại.
Trình bày lợi thế thương mại trong bảng cân đối kế toán
Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Lợi thế thương mại (Goodwill) sẽ được trình bày ở Mã số 269, ở Mục: VI – Tài sản dài hạn khác, Thuộc B – Tài sản dài hạn.
Hạn chế của lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại rất khó để định giá và lợi thế thương mại âm có thể xảy ra khi bên mua thâu tóm một công ty với giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lí của nó. Điều này thường xảy ra khi công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thương lượng mức giá hợp lý cho việc mua lại.
Vì các thành phần cấu phần lợi thế thương mại mang yếu tố chủ quan do vậy nên sẽ có sự chênh lệch trong việc định giá thường là quá cao đối với người mua.
Một hạn chế khác của lợi thế thương mại là bên mua có thể phải đối mặt với khả năng thanh toán dù trước đó nó là một công ty có tiềm lực tài chính khá tốt.
Lợi thế thương mại có thể sẽ không được phát huy hiệu quả khi chủ sở hữu của công ty mới không có được uy tín và danh tiếng như công ty mẹ ban đầu.