Chi phí công ty tổ chức du lịch hạch toán kế toán thế nào
Cách hạch toán kế toán với chi phí tổ chức team building công ty như thế nào vì thường các công ty hiện nay có phát sinh khoản chi phí này thường xuyên hàng năm, Khoản chi phí tổ chức công ty đi nghỉ mát được quy định như thế nào hiện nay … Cùng Công ty TRUNG NAM LỘC tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Nội dung chính
Chi phí công ty tổ chức du lịch hạch toán kế toán thế nào
Tại điểm 2.30 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã quy định như sau:
“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
Kết luận nhanh
Chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ, nhưng đây là một trong những khoản chi bị khống chế. Cụ thể, khoản này và các khoản có tính chất phúc lợi khác không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Chi phí mua bánh trung thu tặng nhân viên hoặc khách hàng có được đưa vào chi phí hợp lý.
Công ty cho nhân viên đi nghỉ mát có được tính chi phí hợp lý không?
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm như sau:
– Chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động: Tổng số chi phúc lợi nêu trên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
+ Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
+ Chi nghỉ mát.
+ Chi hỗ trợ điều trị.
>>> Xem thêm: Bảng giá kế toán thuế trọn gói uy tín ở huyện hóc môn thành phố Hồ Chí Minh.
Để đưa khoản phúc lợi nghỉ mát vào chi phí hợp lý và được trừ, phải đáp ứng các điều kiện
Thứ nhất, tổng số chi nghỉ mát không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định.
+ 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được tính bằng cách chia quỹ tiền lương thực hiện trong năm cho 12 tháng.
+ Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng, 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được tính bằng cách chia quỹ tiền lương thực hiện trong năm cho số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Trong đó, quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả trong năm quyết toán đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. Quỹ này không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.
Thứ hai, các khoản chi nghỉ mát cần có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định, bao gồm:
+ Hợp đồng với công ty du lịch.
+ Bảng danh sách người lao động tham gia.
+ Hóa đơn tiền phòng, ăn uống, đi lại…
Đối với các khoản chi có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT), khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Theo quy định trong Thông tư 25/2018/TT-BTC, công ty có thể tính chi phí hợp lý cho việc đi nghỉ mát của nhân viên, miễn là các điều kiện sau được đáp ứng:
– Tổng số chi phúc lợi nghỉ mát không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
– Các khoản chi phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định, bao gồm hợp đồng với công ty du lịch, bảng danh sách người lao động tham gia, hóa đơn tiền phòng, ăn uống, đi lại và các chứng từ khác liên quan.
– Đối với các khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT), khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
– Quyết định đi nghỉ mát và phê duyệt kinh phí đi kèm phải được Giám đốc công ty thực hiện.
Vì vậy, nếu công ty đáp ứng đủ các điều kiện trên, việc cho nhân viên đi nghỉ mát có thể được tính là một chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết luận nhanh số 1
Đối với khoản chi phí nghỉ mát (phúc lợi) cho người lao động thì doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của doanh nghiệp.
Bộ chứng từ cần chuẩn bị để chi phí nghỉ mát là chi phí được trừ
Bất cứ khoản chi nào của doanh nghiệp, các bạn muốn bảo vệ cũng cần có một bộ chứng từ chặt chẽ và đầy đủ. Với chi nghỉ mát cho nhân viên, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau:
Quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động,….. có quy định rõ Công ty có tổ chức tham quan nghỉ mát cho người lao động.
Quyết định về việc tổ chức nghỉ mát của Giám đốc doanh nghiệp (kèm theo danh sách nhân viên đăng ký đi nghỉ mát)
Hợp đồng với tour du lịch (Nếu DN đi theo hình thức thuê công ty du lịch tổ chức tour)
Hóa đơn tour du lịch (Nếu DN đi theo hình thức thuê công ty du lịch tổ chức tour)
Hóa đơn, các chứng từ phát sinh tại tour du lịch (Nếu doanh nghiệp đi theo hình thức tự tổ chức: hóa đơn đi lại, thuê xe, vé máy bay, tiền ăn, tiền ở, tiền tổ chức các hoạt động teambuilding…)
Chứng từ thanh toán (Nếu tổng giá trị trên hóa đơn từ 20.000.000 trở lên bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng)
Ngoài những chứng từ trên, bạn có thể có thêm một vài chứng từ khác như: Tờ trình tổ chức nghỉ mát, bảng dự trù kinh phí đi nghỉ mát,….
Cách hạch toán các bút toán kế toán chi phí nghỉ mát
Dựa trên căn cứ theo khoản 2, Điều 63, Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc hạch toán chi phí nghỉ mát cho nhân viên, chúng ta có thể tổng hợp cách hạch toán chi phí nghỉ mát như sau:
Trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ phúc lợi và sử dụng quỹ phúc lợi để chi cho hoạt động nghỉ mát, trợ cấp khó khăn cho công nhân viên và người lao động thì ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ), (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
Trường hợp doanh nghiệp không trích lập quỹ phúc lợi và mà sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty để để chi cho hoạt động nghỉ mát, trợ cấp khó khăn cho công nhân viên và người lao động thì ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ), (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.