Có bao giờ bạn có cảm giác lo lắng khi lên thuyết trình không được mọi người bên dưới chú ý! Và thuyết trình như thế nào để không bị ảnh hưởng đến việc truyền đạt thông tin đến mọi người? Trước tiên bạn cần chú ý đến các cử chỉ khi thực hiện, vậy các lỗi cần tránh khi đang thuyết trình là gì?
Ngôn ngữ cơ thể trong khi thuyết trình là một điều vô cùng quan trọng. Vậy những cử chỉ nào sẽ ảnh hưởng xấu đến buổi thuyết trình của bạn? Thông thường rất nhiều người đang mắc phải 5 lỗi lầm dưới đây, bạn hãy tham khảo nhé!

Nội dung chính
Các lỗi cần tránh khi đang thuyết trình
Không nên di chuyển chân quá nhiều
Đôi chân của bạn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thuyết trình đến người nghe.Trong quá trình thuyết trình, nếu chân bạn chuyển động liên tục sẽ thể hiện cho khán giả biết là bạn đang không thoải mái, bồn chồn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên chỉ đứng yên ở một vị trí nhất định. Như vậy, khán giả sẽ cảm thấy bài thuyết trình của bạn nhàm chán và không thu hút.
Để tránh lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình này, hãy di chuyển mỗi khi bạn nêu một vấn đề mới.
Cách khắc phục: Giả sử khi bạn muốn truyền đạt thông tin nào đó đến khán giả bạn có thể tiến lên vài bước. Hoặc bạn có thể chọn ra 3 điểm di chuyển trên sân khấu. Mỗi khi trình bày một vấn đề, bạn có thể luân phiên di chuyển đến 3 điểm bạn đã chọn.
>>> Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp ở TPHCM
Không nên lảnh tránh ánh mắt
Lảng tránh ánh mắt là một dấu hiệu của sự bất an và không chuyên nghiệp khi thuyết trình.
Nếu bạn chỉ tập trung nhìn vào một người hoặc liên tục nhìn vào màn hình, khán giả sẽ biết bạn đang không tự tin hoặc muốn kết thúc buổi thuyết trình nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Công ty vệ sinh nhà xưởng tại Long An
Cách khắc phục:
Chọn một điểm cố định trên tường hoặc trên đầu người nghe. Sau đó cố gắng giữ mắt ở vị trí đó trong thời gian ngắn, sau đó chuyển hướng nhìn đến vị trí khác.
Nhìn theo hình bán nguyệt từ phải sang trái. Không nên di chuyển mắt quá nhanh mà từ từ để mang lại cảm giác chân thật.
>>> Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh say xây dựng ở TPHCM
Nên cười
Thông thường khi thuyết trình bạn cảm giác lo lắng thì đa số sẽ thể hiện lên khuôn mặt của bạn. Điều này sẽ tạo ấn tượng xấu với người nghe bên dưới.
Trừ khi buổi thuyết trình của bạn đề cập đến những tin tức xấu, bạn nên nhớ phải luôn tươi cười khi thuyết trình.
Điều đó thì khán giả mới có thể cảm thấy đồng cảm hơn với thông điệp của bạn. Đồng thời, nụ cười còn tạo cảm giác cởi mở và ấm áp hơn cho bài thuyết trình.
Không nên giấu bàn tay
Thông thường rất nhiều người với tâm lý lo lắng đã không để ý đến việc giấu bàn tay của mình bằng các việc như giấu đằng sau lưng, cho vào túi quần hoặc nắm bàn tay lại.
Đây chính là một lỗi phổ biến mà nhiều người mắc phải, bạn có biết rằng chính điều đó đã làm cho khán giả cảm thấy bạn đang lúng túng và thiếu tự tin hay không. Và họ sẽ cảm giác như bạn đang cố giấu điều gì đó. Nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thuyết trình của bạn đấy nhé!
Cách khắc phục: Bạn cần chú ý đến động tác tay của mình nhiều hơn, việc dùng ngôn ngữ cơ thể bằng tay khi thuyết trình sẽ lôi cuốn người nghe hơn, giúp việc kết nối và truyền cảm hứng dễ dàng hơn.
Không khoanh tay khi thuyết trình
Chắc hẳn bạn biết rằng, trong giao tiếp việc khoanh tay chính là một tư thế thể hiện sự phòng thủ không muốn tiếp nhận, và nó sẽ làm bạn có cảm giác đang kháng cự lại người nghe.
Đồng thời sẽ làm khán giả cảm thấy bạn không nhiệt tình hoặc bạn đang trình bày một điều gì đó không hoàn toàn chính xác.
Cách khắc phục: Thay vì sử dụng cử chỉ gây hiểu lầm này, các bạn nên giữ cánh tay mở rộng, cách cơ thể một khoảng nhất định. Điều này sẽ giúp khán giả cảm thấy bạn dễ gần, cởi mở và hoan nghênh mọi câu hỏi, thắc mắc.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ