Một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý khi bắt đầu thủ tục thành lập công ty cổ phần chính là vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu ? Thời hạn góp vốn là bao nhiêu ngày? Có cần chứng minh góp vốn điều lệ hay không ? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây mà Trung Nam Lộc chia sẽ nhé !
Nội dung chính
Vốn điều lệ để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu ?
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ được xem là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Long An
Tổng quan về công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Cổ đông của công ty cổ phần có thể ;là tổ chức hoặc là cá nhân, tuy nhiên số lượng thành viên phải tối thiểu là 3 người và không giới hạn về số lượng tối đa.
Cổ đông tại công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với công ty cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp đặc thù. Và công ty CP sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu để huy động vốn.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty ở Bình Dương
Vốn điều lệ của công ty cổ phần
Các cổ đông có thể tự do đăng ký mức vốn điều lệ là bao nhiêu tùy vào nguồn vốn góp khi thành lập công ty, số phần được chia không giới hạn, mỗi phần giá trị bao nhiêu là phụ thuộc vào ý chí của cổ đông.
Nếu một công ty cổ phần có định hướng được niêm yết lên sàn chứng khoán hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng để trở thành công ty đại chúng, mệnh giá cổ phần phải là 10.000 đồng/1 cổ phần.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Bình Phước
Vốn điều lệ để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu ?
Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung khi thành lập công ty.
Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:
Công ty mới thành lập cần xác định được khả năng tài chính của mình
Định hướng về phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
Dự án ký kết với đối tác…
Theo quy định hiện nay về việc góp vốn đối với thành lập công ty cổ phần, các loại hình thành lập doanh nghiệp khác thì thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tuy việc thành lập công ty cổ phần không yêu cầu vốn tối thiểu nhưng công ty cần lưu ý đối với nhưng công ty thành lập để kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật.
Vốn pháp định để thành lập công ty cổ phần
Vốn pháp định được xem là số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.
Ví dụ: Nếu bạn muốn mở công ty kinh doanh bất động sản thì đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu vốn pháp định của công ty là 20 tỷ đồng (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP).
Một số ngành nghề sau yêu cầu vốn pháp định khi thành lập như:
Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng;
Công ty hoạt động dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng;
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng;
Công ty sản xuất phim: 1 tỷ đồng;
Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng đầu tư: 3000 tỷ đồng;
Ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển: 5000 tỷ đồng;
Các công ty tài chính: 500 tỷ đồng;
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế: Từ 1-10 tàu bay: 500 tỷ đồng; từ 11-30 tàu bay: 800 tỷ đồng; trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng;
Công ty kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa: từ 1-10 tàu bay: 200 tỷ đồng; từ 11-30 tàu bay: 400 tỷ đồng; trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng;
Doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng;
Doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng;
Công ty hoạt động dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ đồng;
Ngoài ra còn có các công ty thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuốc trung ương: 5 tỷ đồng; trong phạm vi khu vực: 30 tỷ đồng; trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ đồng;
Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: 20 tỷ đồng; không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo): 300 tỷ đồng; có sử dụng bằng tấn số vô tuyến điện: 500 tỷ đồng.
Kết luận
Việc xác định vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần còn phải xem xét dựa trên ngành nghề mà bạn dự định kinh doanh có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không và tra cứu theo quy định để đăng ký mức vốn phù hợp.
Nếu góp không đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký thì giải quyết thế nào?
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần mà trước đó các cổ đông đã đăng ký mua khi thành lập công ty,
Trường hợp nếu không ty không góp đủ số vốn thì phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ, đồng thời nếu có cổ đông không góp hoặc không góp đủ thì phải làm thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông, cụ thể như sau:
- Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua thì không còn là cổ đông công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác;
- Cổ đông chưa thanh toán toàn bộ mà chỉ một phần đối với phần đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
- Trường hợp cổ đông không thanh toán cần lưu ý vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và trách nhiệm khác trong phạm vi số cổ phần đã đăng ký mua trước thời điểm công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Cổ đông đăng ký góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản khi thành lập công ty
Trường hợp muốn góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại các nhân hàng thương mại).
Trường hợp muốn góp vốn bằng tài sản thì công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp muốn thay đổi thông tin đăng ký vốn điều lệ khi thành lập, thì phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc nhờ các công ty dịch vụ hỗ trợ trọn gói nhanh chóng.
Thành lập công ty có cần chứng minh phần vốn góp hay không ?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc phải chứng minh nguồn vốn khi thành lập công ty cổ phần, công ty kê khai nguồn vốn và chịu trách nhiệm với việc kê khai đó.
Hơn nữa, theo quy định thời gian góp vốn thì thời hạn 90 ngày doanh nghiệp có trách nhiệm góp đủ số vốn điều lệ.
Trường hợp không đủ số vốn đăng ký cần thay đổi thông tin. Hiện nay luật pháp nước ta nghiêm cấm việc doanh nghiệp thực hiện kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt từ 10-30 triệu đồng theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRUNG NAM LỘC
Gmail: cskh.trungnamloc@gmail.com
Hotline: 0349 528 127
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0349 528 127 – 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ