Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Ninh Thuận

Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Ninh Thuận

Ngày trước, tỉnh Ninh Thuận là một phần lãnh thổ của vương quốc Chiêm Thành xưa. Năm 1653, vua Chiêm là Bà Tấm (Nrapo) đem quân đánh Phú Yên, bấy giờ đã thuộc về Đại Việt.

Chúa trấn giữ Đàng Trong là Nguyễn Phúc Tần (1620 – 1687) đem quân đánh trả, chiếm luôn đất Phan Lang (sau này là Phan Rang) của Chiêm Thành, lấy ranh giới là từ sông Phan Lang trở về phía Bắc đến núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên) đặt làm doanh Thái Khang, còn từ Phan Rang trở về phía nam giáp với Phan Rí vẫn là đất của Chiêm Thành.

Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Ninh Thuận
Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Ninh Thuận

Năm 1692, vua Chiêm là Bà Tranh (Po Saot) đem quân quấy nhiễu doanh Thái Khang, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) đem quân đi đánh và bắt được Bà Tranh (năm 1693) đưa về giam ở Huế.

Chúa Nguyễn Phúc Chu cho sáp nhập đất Chiêm Thành vào nước ta và đặt tên là trấn Thuận Thành.

Đến năm 1832, trấn Thuận Thành đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận.

Năm 1888, phủ Ninh Thuận sáp nhập vào Khánh Hoà.

>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín tại Ninh Thuận

Nội dung chính

Tỉnh Ninh Thuận giai đoạn sau năm 1975

Sau 30.4.1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2.1976, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải.

Ngày 26.12.1991, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận (tháng 4/1992). Tỉnh Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh lỵ) và 3 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cong-ty-kiem-toan-tai-ninh-thuan/

Tỉnh Ninh Thuận giai đoạn năm 2000 đến năm 2009

Từ năm 2000 đến năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các Nghị định về việc thành lập huyện Bác Ái, Thuận Bắc và Thuận Nam. Đến nay, tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và 6 huyện là: Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Bác Ái, Thuận Nam.

Tỉnh Ninh Thuận Này nay

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là thủ phủ của tỉnh Ninh Thuận.

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Nó nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 642 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Nam, và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1 và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27.

Thành phố cũng nằm gần sân bay Cam Ranh, chỉ khoảng 60 km. Điều này rất thuận tiện cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Ninh Thuận bao gồm 1 thành phố, 6 huyện, 3 thị trấn, 15 phường và 47 xã. Dưới đây là tên 6 huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận: Huyện Ninh Sơn, Huyện Ninh Phước, Huyện Bắc Ái, Huyện Thuận Bắc, Huyện Thuận Nam và Huyện Ninh Hải.

Kinh tế tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận sẽ phát huy lợi thế địa lý là cửa ngõ kết nối các vùng Đông Nam bộ, duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Qua đó xây dựng các liên kết phát triển giữa tỉnh với các vùng và địa phương lân cận; tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng trọng điểm theo hướng đồng bộ, kết nối cao, liên thông đa mục tiêu và tăng cường liên kết vùng.

Đồng thời, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế khác biệt về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên như nắng, gió, biển rừng. Đây là các điều kiện để phát triển năng lượng tái tạo, du lịch, công nghiệp chế biến, nông nghiệp đặc hữu, kinh tế biển, kinh tế đô thị. Tạo ra những sản phẩm hấp dẫn và giá trị khác biệt để phát triển kinh tế – xã hội.

Tỉnh Ninh Thuận đặt ra tầm nhìn chiến lược “Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt” sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế đa dạng, thịnh vượng. Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu trở thành một trong các trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. Đến năm 2050, Ninh Thuận sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng, phát triển đạt mức cao và là một tỉnh xanh, môi trường sống tốt, phát triển bền vững.

Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP cả giai đoạn 2021-2030 bình quân 10-11%. GRDP đầu người đạt 200 triệu đồng vào năm 2030. Cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp – xây dựng chiếm 53-54%, các ngành dịch vụ chiếm 34-35% còn lại là nông nghiệp và thủy sản.

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận